Tiêu chuẩn hàn TCVN thép cốt bê tông hàn hồ quang – P1

Khai-niem-han-ho-quang-tay

Tiêu chuẩn hàn TCVN thép cốt bê tông hàn hồ quang

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật hàn hồ quang đối với vật liệu thép cốt bê tông, các phương pháp kiểm tra quy trình hàn và tay nghề thợ hàn, áp dụng cho các liên kết hàn hồ quang thép để làm cốt trong kết cấu bê tông cốt thép.

Tiêu chuẩn áp dụng cho hàn thép cốt bê tông theo các tiêu chuẩn TCVN 1651-1:2008, TCVN 1651-2:2008, TCVN 6288:1997.Tiêu chuẩn cũng áp dụng cho hàn liên kết thép cốt với chi tiết thép xây dựng khác. Các quy trình hàn trong tiêu chuẩn này bao gồm: hàn hồ quang tay, hàn trong môi trường khí bảo vệ, hàn không có khí bảo vệ bằng dây có lõi thuốc.

Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

Thép cốt (Bar)

Sản phẩm thép có dạng tròn nhẵn hoặc có gai, kể cả thép thanh hoặc thép sợi.

Thép cốt cán nóng (Hot rolled bar)

Thép cốt theo tiêu chuẩn TCVN 1651-1:2008, TCVN 1651-2:2008.

Thép sợi gia công nguội (Cold reduced wire)

Thép sợi theo tiêu chuẩn TCVN 6288:1997.

Thép cốt có gân hoặc thép sợi có gân (Deformed bar or wire)

Thép cốt hoặc thép sợi có gân bề mặt nhằm làm tăng độ bám dính trong bê tông. Góc độ của gân được quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 1651-2:2008, TCVN 6288:1997.

Đường kính danh nghĩa (Nominal size, d)

Đường kính tương ứng với diện tích tiết diện tính toán của thép cốt.

Giới hạn chảy (Yield stress)

Ứng suất đo được trong thí nghiệm kéo khi độ dãn dài đạt giá trị quy định.

Mối hàn kết cấu (Structural joint)

Mối hàn được thiết kế để chịu lực trong quá trình làm việc.

Mối hàn đính (Tack weld)

Mối hàn được sử dụng để định vị các thép cốt với nhau.

Mối hàn góc vát (Flare-bevel fillet weld)

Mối hàn giữa mặt cong của thép cốt với mặt phẳng của thép hình

Mối hàn góc chữ V (Flare-vee fillet weld)

Mối hàn giữa các mặt cong của hai thép cốt ghép song song liền kề nhau

Các mối hàn góc vát và hàn góc chữ V

Liên kết hàn đối đầu (Butt joint)

Mối hàn giữa hai thép cốt có trục trên cùng một đường thẳng, vùng nối của chúng được hàn hoàn toàn

Các liên kết hàn đối đầu

No

Chi tiết

Phạm vi kích thước

Phạm vi áp dụng

1

từ 45o đến 60o

Khe hở từ 1,5 mm đến 3 mm

Tất cả các cỡ đường kính

Khi hàn được gốc mối hàn ở mặt sau

2

Gá tạm máng đỡ bằng đồng, khe hở 3 mm

Tất cả các cỡ đường kính

Khi không hàn được gốc mối hàn ở mặt sau

3*

Gá máng đỡ bằng thép, khe hở 3 mm

Tất cả các cỡ đường kính

Khi không hàn được gốc mối hàn ở mặt sau

4

 

Khe hở từ 2.5 mm đến 3.5 mm

từ 25 mm đến 50 mm

Thường áp dụng khi thép cốt có thể xoay được để hàn ở vị trí hàn bằng

5

Khe hở từ 10 mm đến 25 mm

Máng bằng đồng, có khe hở 6 mm

từ 5 mm đến 50 mm

Cách chắc hơn dùng thông thường

6

Vát mép 60o chữ V, khe hở 3 mm

từ 25 mm đến 50 mm

Hàn ở vị trí ngang và đứng, ít sử dụng

7

Khe hở 3 mm

25 mm và nhỏ hơn

Thường áp dụng cho cỡ đường kính nhỏ. Thép cốt ở vị trí thẳng đứng

8

Khe hở 3 mm

từ 25 mm đến 40 mm

Thường áp dụng cho cỡ đường kính trung bình. Thép cốt ở vị trí thẳng đứng

9

Khe hở 3 mm

từ 25 mm đến 50 mm

Thường áp dụng cho cỡ đường kính lớn. Thép cốt ở vị trí thẳng đứng

CHÚ THÍCH: *) Máng đỡ bằng thép được cố định trong liên kết và không tham gia chịu lực.

 Liên kết hàn ốp táp (Splice joint)

Mối nối giữa hai thép cốt có các trục thẳng hàng. Các thép cốt được nối bằng các đường hàn góc thông qua chi tiết ốp chung, vùng tiếp giáp của chúng không hàn (Hình 2).

Chi tiết ốp (Splice member)

Chi tiết dạng thép tấm, thép góc, thép hình, thép ống hoặc thép cốt được sử dụng để liên kết hai thép cốt với nhau. Hai thép cốt được hàn riêng biệt vào chi tiết ốp thay cho việc hàn chúng với nhau

a) Liên kết hàn có sử dụng ốp táp bằng thép tấm

b) Liên kết hàn có sử dụng ốp táp bằng thép góc

c) Liên kết hàn có sử dụng ốp táp bằng thép cốt

Liên kết hàn ốp táp

Liên kết hàn ghép chồng (Lap joint)

Mối hàn nối hai thép cốt ghép chồng lên nhau

Liên kết hàn chữ thập (Cruciform joint)

Liên kết bằng mối hàn góc giữa hai thép cốt có các trục vuông góc với nhau

a) Liên kết hàn ghép chồng (thép cốt này ghép trên thép cốt kia )

b) Liên kết hàn ghép chồng (cả hai thép cốt ghép nằm ngang)

c) Liên kết hàn ghép chồng (cả hai thép cốt ghép đứng).

Liên kết hàn ghép chồng

Các điểm bắt đầu và kết thúc hàn của liên kết ghép chồng

Liên kết hàn chữ thập

Thông tin, yêu cầu cần được thỏa thuận và lập hồ sơ

Thông tin do bên đặt hàng cung cấp

Thông tin do bên đặt hàng cung cấp phải được ghi đầy đủ trong hồ sơ, gồm:

  1. a) Đặc tính kỹ thuật của kim loại cơ bản, các yêu cầu về kim loại mối hàn, các thông số của liên kết hàn và những thông tin cụ thể về vật liệu đệm lót (nếu có);
  2. b) Yêu cầu bằng văn bản về công nghệ hàn nếu có
  3. c) Yêu cầu thử nghiệm quy trình hàn nếu có
  4. d) Các yêu cầu đảm bảo chất lượng.

Các thông tin do các bên ký kết hợp đồng cung cấp

Các thông tin do các bên ký kết hợp đồng cung cấp phải đầy đủ trong hồ sơ, gồm:

  1. a) Đặc tính kỹ thuật của kim loại cơ bản, kim loại hàn, mối hàn và vật liệu hàn;
  2. b) Vị trí, kích thước và các chi tiết của liên kết hàn (Hình dạng mối hàn, khoảng cách hàn cách quãng trong toàn bộ đường hàn).

Các yêu cầu cần được thỏa thuận giữa các bên ký kết hợp đồng

Các yêu cầu cần được thỏa thuận giữa các bên ký kết hợp đồng đã được chỉ rõ ở các điều quy định nêu trên phải được ghi đầy đủ trong hồ sơ, gồm:

  1. a) Phương pháp, khối lượng kiểm tra và thử nghiệm cùng với các yêu cầu chất lượng khi chưa có quy định trong tiêu chuẩn
  2. b) Phê chuẩn và thử nghiệm quy trình hàn do phòng thí nghiệm hoặc chuyên gia đảm nhận
  3. c) Phê chuẩn và thử nghiệm thợ hàn do chuyên gia đảm nhận
  4. d) Chọn vật liệu hàn
  5. e) Các yêu cầu áp dụng gia nhiệt hàn nếu có
  6. f) Thử nghiệm mẫu kim tương để phân cấp khuyết tật

Vật liệu

Vật liệu cơ bản

Vật liệu thép cốt phải đảm bảo thành phần hóa học và cơ tính theo các tiêu chuẩn TCVN 1651-1:2008, TCVN 1651-2:2008, TCVN 6288:1997.

Vật liệu đệm lót

Vật liệu đệm lót bằng thép khi nóng chảy (trong quá trình hàn) phải đảm bảo hàm lượng các bon tương đương và hàm lượng phốt pho, lưu huỳnh không lớn hớn các trị số quy định cho vật liệu kim loại cơ bản.

Phê chuẩn và thử nghiệm quy trình hàn

Khi bên đặt hàng có yêu cầu, bên nhận thầu phải tiến hành thử nghiệm quy trình theo phương pháp hàn sử dụng

Phê chuẩn và thử nghiệm thợ hàn

Bên nhận thầu phải đảm bảo với bên đặt hàng về việc kiểm tra thợ hàn của mình

Kiểm tra và thử nghiệm

Quy định chung

Phương pháp, khối lượng kiểm tra và thử nghiệm phải tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn hiện hành.

1) Các phương pháp kiểm tra có thể là bằng quan sát, thẩm thấu, bột từ hoặc phóng xạ;

2) Vì vết nứt có thể phát triển từ những điểm rạn nhỏ sau khi hàn, cho nên việc kiểm tra chỉ thực hiện sau khi hàn 48 h.

Chất lượng hàn

Chất lượng hàn được kiểm tra bằng phương pháp quan sát và đánh giá theo quy định.

GMC đã trình bày với các bạn phần 1 về tiêu chuẩn hàn TCVN cho hàn cốt thép bê tông và hàn hồ quang.Phần sau sẽ trình bày thêm các tiêu chuẩn khác,các bạn đón đọc. Nếu có vấn đề cần tư vấn về tất cả các lĩnh vực liên quan đên kỹ thuật hàn và máy hàn. Các bạn Vui lòng gọi vào số hotline sẽ có chuyên gia sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Xem thêm