TIÊU CHUẨN MỐI HÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ MỐI HÀN – PHẦN 3

Phương pháp kiểm tra thủy tĩnh hay kiểm tra áp lực bằng nước

Phương pháp kiểm tra thủy tĩnh là phương pháp phát hiện các mối rò, nứt trên các bồn, bình chứa chịu áp lực hoặc các hệ thống dẫn dầu, khí hoặc nước. Nước cung cấp cho quá trình kiểm tra thường được nhuộm để dễ kiểm tra bằng mắt thường và được đưa vào với áp suất cao để đảm bảo vật chứa không bị rò rỉ, hư hỏng. Đây là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra các đường ống và các loại bình chứa.

Thường các sản phẩm sau khi kiểm tra thủy tĩnh vẫn cần đường kiểm tra áp suất định kỳ. Kiểm tra thủy tĩnh được sử dụng để kiểm tra các loại bình chứa khí gas hoặc nồi hơi. Kiểm tra này rất quan trọng vì nếu có sai sót trong sản xuất gây rò rỉ hoặc lỗi có thể phát nổ gây thiệt hại lớn về người cũng như tài sản.

Áp suất cung cấp thử nghiệm luôn cao hơn áp suất vận hành thực tế của thiết bị áp suất này thường được coi là tiêu chuẩn an toàn và nó thường cao hơn áp suất vận hành 50% đến 60% nó tùy thuộc vào các quy định an toàn khi kiểm tra. Nước thường được sử dụng vì nó gần như không bị co lại dưới áp suất cao. Mặt khác sử dụng nước an toàn, mất ít năng lượng hơn rất nhiều so với khí nén. Chỉ cần thêm một giọt nước cũng có thể làm tăng áp suất trong bình lên 25Psi trong khi sẽ phải cấp một lượng khí lớn để có cùng thay đổi áp suất như vậy.

Dòng bài viết

TIÊU CHUẨN MỐI HÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ MỐI HÀN – PHẦN 1
TIÊU CHUẨN MỐI HÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ MỐI HÀN – PHẦN 2

Với các bình chứa nhỏ thường được kiểm tra thủy tĩnh bằng cách nhúng trong các bồn chứa nước sự thay đổi biến dạng bình chứa được đo bằng cách theo dõi mực nước bên ngoài bồn chứa. Các cột đo mực nước bồn chứa ngoài sẽ theo dõi việc này. Bình được kiểm tra bằng cách tăng áp suất nước và giảm áp suất nước theo chu kỳ thường là 30 hoặc nhiều hơn 2s.

MÁY HÀN MIG VÀ MÁY HÀN TIG 2024 ⭐️ CHÍNH HÃNG™

Hiện tượng tăng mực nước trong bồn chứa xảy ra khi vật kiểm tra bị bóp méo do áp lực hoặc nước áp lực bơm vào vật kiểm tra bị rỉ ra bồn chứa làm tăng mực nước. Trong cả hai trường hợp trên vật kiểm tra đều bị coi là không đạt và cần phải xem xét lại quá trình sản xuất.

XEM THÊM CÁC LOẠI MÁY HÀN TẠI ĐÂY

Kiểm tra thủy tĩnh đường ống nhằm xác định hệ thống có thể hoạt động tốt với áp xuất thực tế. Thường các hệ thông ống dẫn yêu cầu áp suất kiểm tra lên đến 125% so với áp suất vận hành tối đa trên bất kì đoạn nào của hệ thống đường ống.

Tại các quốc gia đều có các bộ luật yêu cầu việc kiểm tra định kỳ cho các hệ thống bình chứa khí nén ví dụ: kiểm tra 2 năm một lần đối với các bình chứa khí nén áp xuất cao. Kiểm tra 5 đến 10 năm một lần đối với các bình chứa áp xuất thấp. Các bình chứa không đạt kết quả kiểm tra thường bị phá hủy để tránh sử dụng lại vì có thể gây nguy hiểm khi sử dụng.

Kiểm tra mối hàn bằng siêu âm

Phương pháp kiểm tra siêu âm sử dụng chùm sóng siêu âm chiếu vào vật liệu cần kiểm tra. Chùm siêu âm đi qua môi trường đồng nhất theo đường thẳng cho đến khi gặp biên âm thanh, tại biên âm thanh một phần âm thanh bị phản xạ trở lại. Cũng như vậy khi chùm siêu âm gặp chỗ không đồng nhất ( khuyết tật hàn ) nó sẽ xảy ra các hiện tượng phản xạ, thẩm thấu (xuyên qua) và sự biến đổi sóng.Đo đạc âm thanh thu lại sau khi chuyền sẽ biết được các khuyết tật hàn trong vật đo.

Trong kỹ thuật siêu âm có nhiều kỹ thuật khác nhau có thể được ứng dụng như 

– Kỹ thuật xung – tiếng dội.
– Kỹ thuật dẫn siêu âm.
– Kỹ thuật cộng hưởng âm.

Các khuyết tật hàn có thể phát hiện

Nứt
Lỗi không liên kết
Hàn không thấu (hàn xuyên qua không đầy đủ)
Không gian rỗng được hình thành khi đông cứng
Không gian rỗng
Cháy cạnh
Lệch cạnh
Lỗi lớp chân trong mối hàn

Ưu điểm của phương pháp 

  • Nó có thể chứng minh tất cả các dạng của các bất bình thường.
  • Nó hầu như có khả năng kiểm tra tất cả các vật liệu bằng siêu âm.
  • Kết quả kiểm tra, hồ sơ/văn bản dữ liệu kiểm tra có thể số hóa.
  • Kỹ thuật siêu âm được sử dụng tất cả các ngành công nghiệp.
  • Dưới các điều kiện xác định cũng có khả năng áp dụng kiểm tra các hệ thống trên không trung.
  • Các thiết bị siêu âm đời mới là các thiết bị với bộ ắc qui, thời gian kiểm tra có thể nhiều hơn 12 h (không nạp lại).

Nhược điểm của phương pháp 

  • Nó đòi hỏi rất nhiều về kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của người tiến hành kiểm tra.
  • Kỹ thuật siêu âm và các trang thiết bị có giá thành rất cao, bởi vậy gây ra chi phí cao cho việc tiến hành kiểm tra
  • Kiểm tra mối hàn bằng bức xạ

Kiểm tra bằng bức xạ là phương pháp sử dụng bức xạ tia X hoặc tia gamma với khả năng xuyên thấu đủ lớn được chiếu qua toàn bộ chiều dày vật mẫu cần kiểm tra. Một phần bức xạ bị hấp thụ, phần cân bằng sẽ đi qua mẫu vật, lượng hấp thụ và lượng đi qua được xác định theo chiều dày của vật mẫu. Khi gặp khuyết tật bên trong, chiều dày hấp thụ bức xạ sẽ giảm nó sẽ phản ánh nên hình ảnh bóng được gọi là ảnh bức xạ.

CÁC KHUYẾT TẬT MỐI HÀN THÔNG THƯỜNG

*Các loại nguồn bức xạ được sử dụng

– Bức xạ đâm xuyên có thể được phát ra từ các chùm tia điện tử năng lượng cao – tia X.
– Hoặc sự phân rã hạt nhân (phát hạch nguyên tử ) – tia gamma.
– Các dạng bức xạ khác rất ít được sử dụng để kiểm tra hàn .

Các lỗi có thể phát hiện ra

  • Không gian rỗng do co ngót khi đông cứng
  • Rỗ khí
  • Nứt
  • Cháy cạnh
  • Kênh khí
  • Bọc xỉ
  • Lỗi không liên kết
  • Bọc táp chất rắn (Đồng hoặc Wolfram)
  • Hàn không thấu (không xuyên qua đầy đủ)
  • Lỗi về hình dạng hình học
  • Bắn tóe hàn

Ưu điểm của phương pháp

  • Kiểm tra chiếu tia có thể thực hiện với bất cứ loại vật liệu nào và không có ngoại lệ.
  • Nó là phương pháp kiểm tra rất đúng (độ tin cậy cao) và có khả năng tái tạo, sao chép lại.
  • Nó có thể lưu trữ hồ sơ hình ảnh lâu dài trong các điều kiện bảo quản nhất định.

Nhược điểm của phương pháp

  • Tất cả các trang thiết bị phải được cơ quan có thầm quyền cấp phép và chấp nhận.
  • Từ cơ sở kỹ thuật an toàn tia phóng xạ cần thiết phải ngăn chặn ở không gian rộng.
  • Nó chỉ được phép bố trí kiểm tra khi tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện an toàn phóng xạ cho con người.
  • Khi chiếu tia với độ dày thành lớn thời gian chiếu tia kéo dài.
  • Nó là phương pháp kiểm tra phức tạp.
  • Sẽ gặp khó khăn khi đối tượng kiểm tra có chiều dày thành khác nhau.
  • Các thiết bị là hầu như rất lớn và nặng.

Kiểm tra mối hàn bằng chất lỏng thẩm thấu

Kiểm tra bằng chất lỏng thẩm thấu là phương pháp sử dụng các chất lỏng có tính thẩm thấu cao. Do lực mao dẫn của chất lỏng với thành rắn, chất lỏng kiểm tra được phủ lên bề mặt vật kiểm tra sẽ thâm nhập (ngấm) vào các vùng khuyết tật trên bề mặt và vẫn còn lại khi loại bỏ phần chất lỏng còn dư. Có thể chia làm 2 phương pháp kiểm tra cơ bản:
– Kiểm tra bằng chất phát quang.
– Kiểm tra bằng chất nhuộm màu.

Các lỗi có khả năng phát hiện

  • Rõ khí bề mặt
  • Nứt thông với bề mặt
  • Cháy cạnh
  • Vị trí châm hồ quang
  • Các lỗi không liên kết vv…

Ưu điểm của phương pháp 

  • Nó là phương pháp áp dụng đơn giản, nhanh và chi phi thấp.
  • Nó có thể được áp dụng hầu như ở tất cả các vật liệu và chi tiết.

Nhược điểm của phương pháp 

  • Nó chỉ có thể chứng minh được các bất bình thường mở ra bề mặt.
  • Các bề mặt phải được làm sạch không có các lớp phủ ví dụ như : dầu, mỡ, lớp sơn phủ, gỉ, xỉ cháy vv…

Các điều kiện tiến hành kiểm tra 

  • Đạt được sự tiếp cận một phía.
  • Bề mặt phải không có các lớp phủ, khô không có dầu mỡ.
  • Bề mặt kiểm tra kim loại phải sáng.
  • Để đạt được khả năng kiểm tra cao nhất bề mặt phải ít được sửa chữa hay chịu tác động cơ học.
  • Nhiệt độ kiểm tra thông thường từ 10oC – 50oC, trong các trường hợp khác phải sử dụng hệ thống chất kiểm tra đặc biệt.
  • Vật liệu của đối tượng kiểm tra không rỗ xốp, và không bị hư hỏng bởi các chất hóa học.
  • Khi tiến hành kiểm tra bằng chất thâm nhập màu, cường độ chiều sáng khi đánh giá phải lớn hơn 500 lux.
  • Khi tiến hành kiểm tra bằng chất thâm nhập phát quang, tiến hành đánh giá bằng đèn cực tím và trong buồng tối.

ẢNH HƯỞNG CỦA KHUYẾT TẬT HÀN ĐẾN LIÊN KẾT MỐI HÀN

Kiểm tra bột từ tính

Phương pháp kiểm tra bằng từ tính ( kiểm tra bột từ ) được áp dụng cho các vật liệu từ tính có thể phát hiện các rạn nứt bề mặt dù rất nhỏ, các khuyết tật ở dưới bề mặt, các khuyết tật có thể phát hiện bao gồm: rạn nứt bề mặt ở mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt, sự nóng chảy không đủ, các rạn nứt phía dưới bề mặt, rỗ xốp lẫn xỉ và độ ngấm mối hàn không đầy đủ.

Kiểm tra bột từ được phân biệt qua hai phương pháp theo dạng chất kiểm tra là bột từ, đó là 

  • Kiểm tra ánh sáng ban ngày hoặc có nguồn sáng với cường độ sáng > 500 lux (Kiểm tra tương phản – Đen/ Trắng)
  • Kiểm tra bột từ phát quang (dưới ánh sáng đèn cực tím – UV trong khi vực được che tối)

Trong cả hai phương pháp một vật liệu có tính chất từ (ví dụ thép các bon) phải được từ hóa đầy đủ. Nó hình thành các đường sức từ đồng đều và chảy song song đối với bề mặt qua chi tiết (dòng chảy lực của từ trường).
Ở các vị trí tách vật liệu/ bất bình thường, nằm trên bề mặt hoặc gần bề mặt và cắt ngang dòng chảy từ trường. Tại đó xuất hiện từ thông phân tán ra bên ngoài bề mặt (dòng từ ảo).
Khu vực này có thể tạo ra khả năng nhìn thấy bằng một chỉ báo bột từ với chất kiểm tra bột từ phù hợp.

Kích thước khuyết tật và độ nhạy của phương pháp

Độ rộng khe hở tối thiểu khoảng 1 mm khi độ sâu tối thiểu là 10 mm và chiều dài khe hở tối thiểu khoảng 0,2 – 1 mm

Ưu điểm của phương pháp 

  • Nó là phương pháp kiểm tra tương đối đơn giản, nhanh và chi phí phù hợp
  • Nó có thể chứng minh rõ ràng các bất bình thường rất nhỏ và mịn (đọ nhạy cảm cao).
  • Nó có thể tìm được các bất bình thường nằm sâu dưới bề mặt tới 1 mm.
  • Nó được xem như là phương pháp rất hiệu quả để kiểm tra các mối hàn góc trong chế tạo thép.

Nhược điểm của phương pháp 

  • Nó được tiến hành với nhiều trang thiết bị.
  • Nó luôn cần thiết nguồn dòng điện.
  • bề mặt phải làm sạch không dầu, mỡ, gỉ, các lớp sơn dày và lớp cắt cháy vv….
  • Nó không thể chứng minh các lỗi với chiều sâu hơn 1mm trong thể tích của chi tiết.

Các điều kiện tiến hành kiểm tra 

  • Vật kiểm tra phải có tính chất từ tính (có khả năng dẫn từ), độ từ thẩm mR > 300.
  • Phải đạt được sự tiếp cận một phía.
  • Bề mặt phải khô, không có dầu, mỡ, nước và bẩn gỉ.
  • Nhiệt độ kiểm tra trong các điều kiện đặc biệt tới 300oC.
  • Các lớp phủ không được dày quá 150 mm.
  • Đối tượng kiểm tra phải được từ hóa.

Kinh nghiệm cần thiết của người kiểm tra 

  • Có kinh nghiệm kiểm tra cao

Nguồn tổng hợp kiến thức hay trên mạng

GMC đã trình bày với các bạn phần 3 về TIÊU CHUẨN MỐI HÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ MỐI HÀN, Hy vọn với một số kiên thức cơ bản này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để làm việc.Có vấn đề cần hỗ trợ  ! Mời bạn gọi vào số hotline sẽ có chuyên gia công nghệ về lĩnh vực hàn sẵn sàng tư vấn cho bạn.


[vc_row][vc_column][woocat_slide title1=”Sản phẩm đề xuất” category=”,may-han-da-nang,may-han-dien-tro,may-han-mig,may-han-plasma,may-han-que,may-han-tig,may-han-tu-dong,phu-kien-han-cat,phu-kien-pansonic,robot-han,vat-lieu-han” columns=”4″ columns1=”4″ columns2=”4″ columns3=”3″ columns4=”2″ speed=”1500″ interval=”2500″ scroll=”1″][/vc_column][/vc_row]
Xem thêm
Danh mục: Chưa phân loại