Ngày 28/3/2019, tại Hội thảo chuyên nghành triển lãm Hàng hải – Đóng tàu Inmex 2019 từ ngày 27 đến 29 tháng 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội KHKT Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VISIA) có bài giới thiệu tổng quan về nghành đóng tàu Việt Nam.
Mặc dù thị trường đóng tàu trong nước cũng như thế giới đang trải qua những gia đoạn trầm lắng nhất, số lượng đóng mới cũng như sửa chữa sụt giảm nghiệm trọng do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội tích cực cho thị trường đóng tàu Việt Nam.
Với những tiềm năng sẵn có và đặc biệt là chính sách từ chính phủ thông qua chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đang mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển thị trường nội địa cũng như mở rộng hợp tác với các cường quốc đóng tàu trên thế giới.
Một vài điểm chính về VISIA, là một tổ chức thuộc liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tập hợp cộng đồng công nghiệp hàng hải, đóng tàu trong cả nước.
Chức năng chủ yêu của VISIA
Hiệp hội sẽ đóng vai trò là thúc đẩy, hỗ trợ và đề xuất với các cơ quan chính quyền địa phương, nhà làm luật để xem xét, sửa đổi, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra luật mới để cải thiện chất lượng và số lượng của các ngành công nghiệp hàng hải.
Bảo vệ lợi ích của các thành viên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành và khát vọng của Việt Nam là một cường quốc hàng hải.
Hỗ trợ các thành viên đàm phán, gặp gỡ, thảo luận với các nhóm hoặc cơ quan khác với mục tiêu đẩy mạnh phát triển ngành Hàng hải, Đóng tàu tại Việt Nam.
Tổ chức, tài trợ và tổ chức các buổi diễn thuyết, hội thảo, triển lãm, tham quan, thảo luận thương mại với cáctổ chức đại diện trong và ngoài nước.
Các tiềm năng được VISIA đưa ra sau đây
Chiến lược quốc gia về kinh tế biển
Cơ sở vật chất các nhà máy đóng tàu hiện đại được đầu tư tốt
Các trường đại học đạo tào chuyên nghành đóng tàu
Trình độ tay nghề công nhân kỹ sư
Hệ thống các công ty tư vấn thiết kế
Việt Nam phải trở thành một quốc gia mạnh và giàu dựa trên biển. Quan điểm này được nêu rõ trong Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua về chiến lược phát triển bền vững nền kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2045.Thế kỷ 21 được định nghĩa là “Thế kỷ của đại dương”.
Hệ thống các nhà máy đóng tàu được đầu tư trước đây, đủ năng lực để triển khai các dự án lớn, tham gia vào chuỗi cung ứng đóng tàu thế giới. Nhân dịp này VISIA ra mắt Bản đồ các nhà máy đóng tàu Việt Nam. Dưới sự hợp tác với công ty thiết kế tàu Vimatec Engineering và công ty xuất bản bản đồ Maps-Globe làm việc tích cực trong một năm. Bản đồ này trình bày đầy đủ thông tin về năng lực của các nhà máy đóng tàu
Hầu hết các nhà máy đóng tàu chính được nhóm thành ba loại chính
Nhà máy đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC), nhà máy đóng tàu của Hải quân và các nhóm tổ chức đóng tàu thuộc sở hữu nhà nước khác
Nhà máy đóng tàu thuộc nhóm đóng tàu quốc tế. Nhà máy đóng tàu đầu tư tư nhân
Lực lượng lao động lành nghề được đào tạo từ các trường đại học trong và ngoài nước, tham gia các dự án lớn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Việt Nam có một hệ thống các trường đại học cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao cho sự phát triển của ngành đóng tàu. Một số trường đại học tiêu biểu:
• Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam( Hải Phòng)
• Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
• Trường Đại Học Nha Trang
• Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
• Trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh
• Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh
Việt Nam có một hệ thống các công ty thiết kế tàu lớn có khả năng cung cấp cho ngành đóng tàu từ thiết kế cơ bản, thiết kế chi tiết đến nghiên cứu và phát triển (R & D) …
Dưới đây là một số công ty tiêu biểu
• Viện Khoa học công nghệ tàu thủy
• Công ty TNHH Kỹ Thuật và Công Nghệ Hàng Hải Việt Nam
• Trung Tâm Tư vấn Thiết kế công nghiệp tàu thủy SESCO
• Công ty CP Kỹ thuật Đóng tàu Việt Nam
• Công ty CP Kỹ thuật và Phát triển công nghệ Hàng Hải Việt Nam
Với chính sách mở và chiến lược kinh tế biển sẽ là tiền đề quan trọng giúp ngành đóng tàu Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Hy vọng của Việt Nam là “đất lành” cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước trong nền kinh tế hàng hải.
KS. Lê Lộc – Hội KHKT Công nghiệp tàu thủy Việt Nam